Cách phân biệt đồ đồng cổ quý hiếm thật và giả
Làm thế nào để nhận biết được đó là món đồ đồng cổ thật hay giả
1. Phong cách trang trí không đồng nhất
Dân chơi đồ đồng cổ quý hiếm thường nhìn phát nhận ra ngay những món đồ "tân họa thân cổ", tức là những trang trí mới trên thân hình đã cũ.
Đa phần các món đồ đồng cổ được tìm thấy sâu trong lòng đất hoặc dưới biển. Trải qua quá trình tác động, bào mòn với thời gian dài như thế thì các nét vẽ, trang trí sẽ bị mờ nhạt, phai màu, không còn được như ban đầu vốn có.
Phong cách trang trí không đồng nhất
Trong những trường hợp như này, gian thương muốn đẩy gía đồng cổ lên cao, sẽ dùng cách "họa lại", trang trí theo những đường cũ còn mờ để có thể đánh lừa khách hàng rằng đây là một cổ vật hoàn hảo.
Tuy nhiên, nếu chú ý thật kỹ thì cũng không quá khó để người chuyên đi sưu tầm nhận ra được vì các nét vẽ thêm không đồng bộ với toàn thể khối đồng, và gam màu sử dụng cũng chỉ gần giống, chứ không phải loại màu gốc.
Thêm vào đó, cách họa, nét vẽ của người xưa và nay không giống nhau, do đó đây cũng là một dấu hiệu nhận biết có phải đồ đồng quý hiếm thật hay không.
2. Đáy cũ thân mới
Người chơi đồng hoàn toàn có thể nhận ra sự giả mạo này bằng những vết lằn tiếp giáp giữa phần đáy cũ và thân mới. Vì đây rất có thể là một sự chắp vá, nếu như phần đáy đã rất cổ xưa, nhưng phần thân lại bóng loáng không một vết trầy xước thì thực sự rất đáng nghi.
Một số người mua hay có thói quen chỉ kiểm tra phần đáy sau đó khẳng định rằng đây là đồ đồng cổ quý hiếm. Lợi dụng sự chủ quan này, không ít người đã "hô biến" những món đồ cổ bể nát thành lành lặn giá trị cao.
Bình cổ đáy cũ thân mới
3. Lợi dụng trầm tích biển và giả mạo
Thời gian gần đây, vụ việc những con tàu đắm được phát hiện, kèm theo đó là những cổ vật có giá trị cao trên thị trường. Điều này khiến không ít người lầm tưởng rằng hễ cứ có rong rêu, trầm tích, hàu bám là đồ cổ mấy trăm năm nằm sâu dưới đáy biển. Nhưng trên thực tế, chỉ cần ngâm món đồ xuống biển khoảng vài tháng là chúng đã bám đầy rong rêu rồi.
Do đó, người mua cần quan sát kỹ bản thân hiện vật: nét vẽ, dáng, chất liệu,.. để có thể đưa ra kết luận chính xác có phải đồ đồng cổ hay không.
4. Chiêu trò ngâm axit và làm lạc tinh
Men lạc tinh khiến người mua tin rằng món đồ đã rất lâu đời, được người xưa sử dụng, chùi rửa nhiều lần khiến men cũng bị mòn.
Hiện nay, kỹ thuật làm đồ đồng giả tinh xảo tới nỗi có thể lạc tinh bằng cách phun cát sablage, ngâm trong axi.
Kỹ thuật này giúp có được một mặt men mờ đục, chỉ thêm vài công đoạn xử lý nữa là nhìn như lạc tinh qua hàng thế kỷ.
Kỹ thuật lạc tinh đánh lừa khách hàng
Cách nhận biết: Một món đồ bị ngâm trong axit thì ngay cả những phần ít hao mòn nhất của chúng như lòng trong, đáy, cũng sẽ bị ăn mòn bởi axit- điều này không thể có ở những món đồ cổ thật sự.
Một số món đồ đồng cổ quý hiếm có thể bạn sẽ hứng thú
1. Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Bộ tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ gồm:
-
Tấm đại tự Đức Lưu Quang, với ý nghĩa nhân văn là Đức Độ của ông bà lưu truyền toả sáng muôn đời sau với con cháu.
-
Câu đối "Tổ tông công đức thiên niên thịnh" nghĩa là Ông bà có đức, con cháu ngàn năm thịnh vượng.
-
Câu đối "Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh" -"Con cháu ngoan hiền muôn đời thịnh vượng".
Tranh Cửu Huyền Thất Tổ
Bộ tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ được treo trước ban thờ gia đình, đặc biệt là nhà thờ dòng họ. Với lòng biết ơn ông bà tổ tiên, và răn dạy con cháu sống hiếu thảo, nhân văn.
Đây là một trong những món đồ đồng cổ được rất nhiều người hứng thú.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tranh cửu huyền thất tổ bằng đồng
2. Cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội văn hóa dân tộc vùng cao Việt Nam. Ngày nay, những món đồ đồng cổ quý hiếm cồng chiêng được sử dụng để trang trí nhà, làm quà tặng khá nhiều.
Unesco đã từng công nhận cồng chiêng Tây nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, là di sản chỉ đứng thứ 2 sau Nhã nhạc cung đình Huế.
Bộ cồng chiêng Tây Nguyên
Điểm thú vị của cồng chiêng Tây Nguyên đó là càng cổ thì tiếng nghe càng trong. Khác biệt hoàn toàn với những sản phẩm mới ra đời. Do đó, nếu ai sành chơi đồ đồng cổ sẽ vô cùng thích thú trước món đồ này.
3. Đồ đồng cổ chính hiệu quý hiếm lư đồng pháp lam cloisonne thế kỷ 19
Lư đồng pháp lam nổi tiếng quý hiếm với màu men tươi và đẹp, đúc nổi mặt hổ phù cách điệu hai bên. Hiệu đề "Gia khánh niên chế", được đánh giá là niên đại thế kỷ 19.
Đường nét hoa văn sắc sảo, độc đáo, tuy hơi xưa cũ nhưng lại chứa sức hút vô cùng mạnh mẽ. Thích hợp cho những ai đam mê đồ đồng cổ / đồ đồng cổ quý hiếm và yêu thích đồ đồng pháp lam cổ.
Lư đồng lam cloisonne quý hiếm
Vậy là trong bài viết vừa rồi, chúng tôi đã giới thiệu đến quý khách hàng một số món đồ đồng cổ quý hiếm đắt giá, được dân sành chơi đồ cổ săn lùng ráo riết, cũng như một số cách phân biệt đồ đồng cổ quý hiếm thật và giả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý khách hàng có thêm một số kinh nghiệm khi bắt đầu chơi đồ cổ.